Lở lưỡi (nhiệt lưỡi) là bệnh lý lành tính thường gặp ở tất cả mọi người, gây khó khăn trong việc ăn uống và giao tiếp. Vậy lở lưỡi là gì? Bị lở lưỡi phải làm sao? Bài viết này sẽ cung cấp tới bạn những thông tin hữu ích về tình trạng lở lưỡi nhé!
Lở lưỡi là gì?
Lở lưỡi hay nhiệt lưỡi là một trong những bệnh lý về nhiệt miệng, do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng này thường tự khỏi sau 7-10 ngày nhưng gây nhiều bất tiện trong vấn đề ăn uống và giao tiếp.
Đây là tình trạng lưỡi xuất hiện một hoặc nhiều vết loét nhỏ, nông, hình oval, có đường viền đỏ xung quanh. Những vết lở lưỡi xuất hiện theo mùa, thường do thay đổi nội tiết tố, bệnh lý răng miệng hoặc chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
Hình ảnh vết lở lưỡi hình oval nhỏ và nông
Nhiều người thường nhầm lẫn lở lưỡi là biểu hiện của bệnh ung thư lưỡi. Tuy nhiên, ung thư lưỡi thường gây các vết loét lớn, cảm giác ngứa, đau đôi khi dẫn đến chảy máu lưỡi. Các vết này thường không tự lành sau 1-2 tuần.
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ung thư lưỡi là do cơ thể bị nhiễm virus, lạm dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác. Do đó, bạn cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh lở lưỡi và ung thư lưỡi để tránh nhầm lẫn.
Nguyên nhân gây bệnh lở lưỡi
Lở lưỡi là tình trạng bệnh lý lành tính do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể kể tới một số tác nhân như:
Tổn thương ở lưỡi
Khi bạn vô tình cắn vào lưỡi hoặc vận động mạnh gây tổn thương lưỡi, tác động của dụng cụ niềng răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công vào vết thương hở, dẫn đến lở lưỡi.
Thay đổi nội tiết tố
Phụ nữ trong thời gian mang thai hoặc giai đoạn tiền mãn kinh thì hàm lượng hormone của cơ thể thay đổi, khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, vi khuẩn, virus dễ tấn công gây lở lưỡi.
Các bệnh lý về tiểu đường, dạ dày, gan
Các tình trạng bệnh lý cũng làm tăng nguy cơ mắc lở lưỡi, nguyên nhân chính vẫn chưa được giới chuyên môn kết luận chính xác.
Hút thuốc lá và stress
Thói quen hút thuốc lá không chỉ là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng mà còn gây bệnh lở lưỡi và các vấn đề răng miệng khác. Trong khi đó, stress khiến hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động kém hiệu quả, vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công và gây các bệnh lý về răng miệng.
Hút thuốc là gây tình trạng lở lưỡi nghiêm trọng hơn
Cách chữa và phòng ngừa tình trạng lở lưỡi
Để khắc phục tình trạng đau đớn và giảm thời gian tiến triển của bệnh lở lưỡi, bạn có thể thử áp dụng một số phương pháp sau:
Dùng gel điều trị lở lưỡi
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều sản phẩm gel điều trị lở lưỡi, nhiệt miệng có tác dụng chống viêm, rút ngắn thời gian hồi phục và giảm đau. Đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng với trẻ em vì chúng có thể ảnh hưởng đến chất lượng men răng đang phát triển của bé.
Vệ sinh răng miệng và súc miệng thật sạch sẽ
Nhiều người thường lười vệ sinh răng miệng khi bị lở lưỡi do động vào vết loét gây đau. Tuy nhiên, vào thời điểm này, bạn cần đặc biệt chú ý chải răng ít nhất 2 lần/ngày cùng với nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn, nấm còn sót lại trong khoang miệng.
Hơn nữa, thành phần muối trong nước súc miệng hoặc dung dịch nha khoa có tác dụng làm khô vết loét, giảm sưng và giảm đau hiệu quả. Khi đó, vết lở loét lưỡi sẽ nhanh chóng hồi phục.
Vệ sinh răng miệng kết hợp súc miệng giúp lở lưỡi nhanh chóng hồi phục
Chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh
Khi bị lở lưỡi, việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Do đó, bạn nên lựa chọn thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe sẽ giúp dễ chịu hơn và rút ngắn thời gian bị lở lưỡi.
- Lựa chọn một số loại họ đậu: Đậu đen, đậu xanh vừa có tính mát vừa chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và giảm triệu chứng lở lưỡi.
- Bột sắn dây đã được tinh chế sẵn: Chứa nhiều vitamin và khoáng chất, làm mát cơ thể và dịu cơn đau do tình trạng lở lưỡi.
- Các loại rau xanh và hoa quả: Chúng cung cấp một số vitamin và khoáng chất vừa giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương, vừa làm mát cơ thể.
- Mật ong: Mật ong có tính sát khuẩn một cách tự nhiên, rất tốt cho cơ thể. Theo dân gian, dùng mật ong bôi lên vết lở lưỡi hay lở miệng giúp giảm sưng đau hiệu quả.
Nutridentiz chứa sáp ong giúp loại bỏ và phòng ngừa lở lưỡi an toàn, nhanh chóng
Chăm sóc răng miệng khoa học luôn được các chuyên gia khuyến cáo nhằm hạn chế những vết lở lưỡi xuất hiện và tái phát. Trong đó, dung dịch nha Nutridentiz giúp làm sạch khoang miệng, kháng khuẩn và cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho răng miệng, phòng ngừa lở lưỡi hiệu quả.
Dung dịch Nutridentiz loại bỏ và phòng ngừa lở lưỡi hiệu quả
Nutridentiz chứa các thành phần như sáp ong, vỏ rễ chay, lá trầu không và cùi quả cau đều là những dược liệu được dân gian lưu truyền hiệu quả trong cải thiện bệnh về răng miệng.
Nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Justus-Liebig ở Đức năm 2009 cho thấy rằng sáp ong có tác dụng chống viêm, ức chế sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, tiêu diệt vi nấm hiệu quả. Một số trường hợp tác dụng cao hơn cả thuốc kháng nấm.
Chính vì vậy, sáp ong vừa giúp điều trị vừa tiêu diệt virus, vi khuẩn ở khoang miệng, từ đó ngăn ngừa, điều trị các bệnh lý răng lợi, cải thiện tình trạng lở lưỡi hay nhiệt miệng.
Nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2015 cho thấy, trong cùi quả cau chứa hơn 59 thành phần hợp chất, điển hình như tannin, alkaloid, flavonoid, steroid, axit béo... có công dụng chống viêm, giảm đau, chống nhiễm khuẩn… Từ đó giúp lành vết lở lưỡi, giảm đau, làm sạch mảng bám ở răng miệng, thơm miệng.
Trên thực tế, nhiều người đã tin tưởng sử dụng sản phẩm Nutridentiz trong cải thiện tình trạng lở lưỡi, hôi miệng, viêm lợi,... Tiêu biểu như trường hợp của chị Đỗ Thị Thu Hoài trú tại tỉnh Gia Lai. Chị gặp tình trạng sâu răng, hôi miệng và viêm lợi đeo bám suốt nhiều năm. Tình cờ biết đến dung dịch nha Nutridentiz, chị đã quyết định mua và dùng 2-3 tháng đã thấy răng chắc khỏe, miệng thơm mát. Xem thêm chia sẻ của chị Hoài TẠI ĐÂY.
Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về bệnh lở lưỡi. Để điều trị hiệu quả nhất, bạn nên kết hợp vệ sinh răng miệng đúng cách với sử dụng dung dịch nha Nutridentiz. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lở lưỡi và điều trị, bạn có thể liên hệ qua số 0902207582 để nhận được sự tư vấn tốt nhất.