Dấu hiệu bệnh nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

Nhiệt miệng là bệnh lý xảy ra rất phổ biến, gây ra tình trạng đau xót, khó chịu khi nói chuyện hay ăn uống. Vì vậy, cần có biện pháp xử lý và ngăn ngừa một cách hiệu quả để nhiệt miệng không quay trở lại. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tổng quan về bệnh lý nhiệt miệng cùng biện pháp điều trị hiệu quả nhất.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là tình trạng niêm mạc xuất hiện tổn thương, sau đó tiến triển thành các vết loét. Ban đầu, những tổn thương này rất nhỏ, sau đó lan rộng ra với kích thước từ 3 đến 5mm.

hinh-anh-vet-loet-nhiet-mieng.webp

Hình ảnh vết loét nhiệt miệng

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Theo các bác sĩ, nguyên nhân sâu xa gây nhiệt miệng là do tế bào nướu lợi thiếu dinh dưỡng, niêm mạc nướu lợi mỏng manh, dễ bị tổn thương.

Tổn thương tại khoang miệng: Khoang miệng là nơi tiếp nhận lượng lớn thức ăn, nước uống hàng ngày. Quá trình nhai, nghiền nhỏ thức ăn, chải răng có thể vô tình gây tổn thương niêm mạc miệng. Những tổn thương nhỏ sẽ bị nhiễm khuẩn, gây ra vết loét rộng và sâu hơn.

Cơ địa dễ bị kích ứng: Những trường hợp dễ bị kích ứng sẽ hình thành vết nhiệt miệng trong một số trường hợp như dùng kem đánh răng chứa nhiều chất diện hoạt, nước súc miệng có các chất tổng hợp.

Chế độ ăn: Những người ăn các thực phẩm cay nóng, dễ kích ứng đến niêm mạc miệng cũng gây tổn thương, sau đó tiến triển thành các vết loét. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng bổ sung thiếu thành phần như sắt, vitamin B12 thì nhiệt miệng cũng dễ xuất hiện và tái lại nhiều lần.

Tâm lý căng thẳng: Tình trạng stress, căng thẳng trong công việc hay cuộc sống có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến nhiệt miệng và nhiều bệnh lý khác.

Mắc bệnh lý: Một số bệnh lý như Celiac, hội chứng Crohn, hội chứng Behcet hay bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch cũng dễ dẫn đến nhiệt miệng.

an-thuc-pham-cay-nong-co-the-dan-den-nhiet-mieng.webp

Ăn thực phẩm cay nóng có thể dẫn đến nhiệt miệng

>>>XEM THÊM: Viêm lợi có nguy hiểm không, đừng bỏ lỡ

Nhiệt miệng có nguy hiểm không?

Nhiệt miệng là bệnh lý ít gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tổn thương là các vết loét sẽ khỏi sau 7 đến 10 ngày nếu có biện pháp chăm sóc, xử lý thích hợp. Tuy nhiên, trong trường hợp chăm sóc không đúng cách, vết loét sẽ lâu lành, gây ra tình trạng đau xót, khó chịu nhất là khi nói chuyện hay ăn uống. Ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, tình trạng vết loét sẽ nặng nề hơn. Vì vậy, cần có biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Cách điều trị nhiệt miệng nhanh chóng

Nhiệt miệng có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc, thảo dược kết hợp với bổ sung các chất dinh dưỡng để cải thiện sức đề kháng, cụ thể:

Sử dụng thuốc điều trị nhiệt miệng

Nhiệt miệng kèm theo tình trạng viêm, đau xót do có vết loét. Do đó, thuốc được kê đơn với mục đích giảm các triệu chứng trên, bao gồm:

Thuốc bôi: Thường dùng thuốc có thành phần gây tê như benzocain để giảm đau nhanh chóng cho người bị nhiệt miệng. Ngoài ra corticoid dạng bôi cũng có thể được bác sĩ chỉ định nếu cần thiết.

Dùng nước súc miệng: Các sản phẩm dung dịch súc miệng chứa thành phần chống viêm, giảm đau, gây tê cũng được dùng để giảm triệu chứng đau xót do nhiệt miệng.

Thuốc uống: Corticoid đường uống được dùng cho trường hợp loét nặng, khó hồi phục được khi dùng các cách trên.

Vitamin: Vitamin B12, vitamin C và acid folic thường được sử dụng để đẩy nhanh tốc độ hồi phục tổn thương.

Khắc phục nhiệt miệng với thảo dược

Bên cạnh các thuốc tây, bạn có thể tham khảo cách cải thiện tình trạng nhiệt miệng bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên. Những cách này bạn có thể tự thực hiện rất đơn giản ngay tại nhà:

Chữa nhiệt miệng với dầu dừa: Dầu dừa chứa lượng acid lauric dồi dào, giúp giảm sưng đau do vết loét nhiệt miệng. Bạn có thể dùng dầu dừa bôi nhẹ nhàng lên vị trí bị nhiệt miệng, mỗi ngày thực hiện từ 2 đến 3 lần để tổn thương mau lành lại.

Lá trầu không chữa nhiệt miệng: Trong lá trầu không chứa lượng vitamin nhóm B, vitamin C dồi dào, các khoáng chất giúp cân bằng pH trong khoang miệng. Bạn có thể dùng nước lá trầu không để súc miệng hàng ngày, sau vài ngày vết loét sẽ dần lành lại.

Sử dụng sáp ong: Sáp ong và mật ong có thể được dùng để làm dịu cơn đau do vết loét nhiệt miệng. Nghiên cứu tại Brazil đã cho thấy trong sáp ong chứa dược chất nhóm flavonoid, giúp sát khuẩn, giảm sưng đau khi bị tổn thương tại niêm mạc miệng. Bạn có thể dùng sáp ong, mật ong để bôi lên vị trí bị nhiệt miệng, sau vài ngày tổn thương sẽ lành lại.

sap-ong-giup-cai-thien-tinh-trang-nhiet-mieng.webp

Sáp ong giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng

Làm sao để nhiệt miệng không quay trở lại?

Các vết loét nhiệt miệng có thể dễ dàng tái phát. Vì vậy, để phòng tránh nhiệt miệng hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều sau:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Vi khuẩn trong khoang miệng có thể là yếu tố gây ra tình trạng nhiệt miệng. Vì vậy, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng cách chải răng. Nên sử dụng thêm chỉ nha khoa để tăng khả năng làm sạch, vi khuẩn không còn môi trường để phát triển.

Hạn chế đồ cay nóng

Đồ ăn cay nóng dễ gây tổn thương đến niêm mạc miệng và làm tình trạng vết loét nặng hơn. Vì vậy, bạn cần tiết chế những món ăn này, tăng khẩu phần dinh dưỡng từ hoa quả, rau xanh để cải thiện sức đề kháng, hạn chế tổn thương đến niêm mạc miệng. 

Sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz

Để khắc phục, ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng tái phát, bạn có thể sử dụng dung dịch súc miệng chứa thành phần thiên nhiên, nổi bật trong số đó là sản phẩm Nutridentiz. Sản phẩm có sự kết hợp từ các nguyên liệu dân gian từ lâu đã được dùng để chữa bệnh lý răng miệng như nhiệt miệng, sâu răng, hôi miệng rất hiệu quả như sáp ong, lá trầu không, vỏ rễ chay.

Dung dịch nha khoa Nutridentiz đem lại hiệu quả bảo vệ sức khỏe răng miệng vượt trội:

Làm sạch răng miệng: Chiết xuất lá trầu không, vỏ rễ chay giúp loại bỏ mảng bám, vi khuẩn không còn nơi trú ngụ và gây bệnh.

Kháng khuẩn: Chiết xuất từ sáp ong, lá trầu không giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, cân bằng lại pH trong khoang miệng, từ đó hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn gây nhiệt miệng, viêm lợi.

Làm thơm tự nhiên: Các chiết xuất thảo dược có hàm lượng tinh dầu dồi dào, khi sử dụng đem lại mùi thơm miệng tự nhiên, giúp bạn tư tin khi giao tiếp hàng ngày.

dung-dich-nha-khoa-nutridentiz-ngan-ngua-nhiet-mieng-tai-phat.webp

Dung dịch nha khoa Nutridentiz ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát

Sản phẩm Nutridentiz cũng được chuyên gia đánh giá cao đối với khả năng bảo vệ sức khỏe răng miệng. Chuyên gia Phạm Hưng Củng đã có những nhận định về sản phẩm Nutridentiz như sau: “Những trường hợp gặp phải bệnh lý về răng miệng như sâu răng, nhiệt miệng hay viêm chân răng có thể tham khảo sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz. Sản phẩm có chứa thành phần từ nhiên nhiên như sáp ong, lá trầu không, vỏ rễ chay đem lại công dụng loại bỏ mảng bám, hết tụt lợi, ngăn ngừa sâu răng, cải thiện tình trạng hơi thở có mùi hiệu quả”.

Không chỉ cải thiện nhiệt miệng, sản phẩm Nutridentiz còn giúp khắc phục các bệnh lý răng miệng khác. Tiêu biểu là trường hợp của chị Đỗ Thị Thu Hoài ở Gia Lai. Trước đây chị thường xuyên gặp phải tình trạng hôi miệng, tụt lợi kèm sâu răng đeo bám. Chị đã thử nhiều cách khác nhau nhưng bệnh tình không được cải thiện đáng kể. Từ khi sử dụng sản phẩm Nutridentiz, tình trạng hơi thở có mùi đã không còn, răng lợi cũng chắc khỏe hơn. Cùng xem chia sẻ của chị Hoài TẠI ĐÂY.

Nhiệt miệng là bệnh lý không quá khó để điều trị nhưng dễ dàng tái đi tái lại nhiều lần. Vì vậy để hạn chế nguy cơ nhiệt miệng, hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz bạn nhé. Nếu có thông tin nào còn thắc mắc, vui lòng liên hệ tới số điện thoại 0902.207.582 để nhận được tư vấn.

>>>XEM THÊM: Nhiệt miệng khỏi ngay tức khắc nhờ cách này

Tài liệu tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/tooth-decay/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cavities/symptoms-causes/syc-20352892

https://www.msdmanuals.com/professional/dental-disorders/common-dental-disorders/caries

dung-dich-nha-nutridentiz (1).webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Anh Thiện (ĐT:0912459871) chia sẻ cách trị HÔI MIỆNG hiệu quả bằng dung dịch chiết xuất từ sáp ong
    Anh Thiện (ĐT:0912459871) chia sẻ cách trị HÔI MIỆNG hiệu quả bằng dung dịch chiết xuất từ sáp ong

    Chứng hôi miệng đeo bám do mắc các bệnh về răng miệng trong nhiều năm khiến anh Nguyễn Thế Thiện (SN 1969, trú tại 26 Phù Long, phường Trần Tế Xương, TP. Nam Định) gặp rất nhiều bất tiện không chỉ trong ăn uống mà cả trong giao tiếp hàng ngày.

  • Các bệnh về răng miệng thường gặp là gì? Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải giải đáp
    Các bệnh về răng miệng thường gặp là gì? Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải giải đáp

    Các bệnh về răng miệng tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại gây khó khăn khi ăn uống hoặc có nhiều trường hợp mang tâm lý mặc cảm, tự ti. Vậy, các vấn đề về răng miệng thường gặp nhất hiện nay là bệnh gì? Mời bạn đón xem video sau đây!

  • 3 MẸO DÂN GIAN CHỮA VIÊM LỢI CHẢY MÁU CHÂN RĂNG CHUẨN KHÔNG CẦN CHỈNH!
    3 MẸO DÂN GIAN CHỮA VIÊM LỢI CHẢY MÁU CHÂN RĂNG CHUẨN KHÔNG CẦN CHỈNH!

    Vệ sinh răng miệng là một trong những thói quen hằng ngày của con người để bảo vệ răng, nướu và giúp chúng ta có một hàm răng chắc khỏe, hơi thở thơm tho. Vậy, bạn đã bao giờ thắc mắc, cha ông ta ngày xưa khi không có kem đánh răng cũng chẳng có bàn chải răng hay nước súc miệng thì họ vệ sinh răng miệng ra sao hay chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

  • "BÁO ĐỘNG KHẨN CẤP": RĂNG LỢI NGƯỜI VIỆT ĐANG BỊ HỦY HOẠI TRẦM TRỌNG
    "BÁO ĐỘNG KHẨN CẤP": RĂNG LỢI NGƯỜI VIỆT ĐANG BỊ HỦY HOẠI TRẦM TRỌNG

    “Cái răng cái tóc là góc con người” hay “Ta về mình có nhớ ta - Ta về ta nhớ hàm răng mình cười” là những câu tục ngữ ca dao người Việt dùng để khẳng định vai trò thiết yếu của răng lợi. Nếu nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn thì hàm răng - khuôn miệng là tiền đề thẩm mỹ của mỗi chúng ta để người ta nhìn nhận đánh giá nhân cách, để người đi xa không nguôi nhớ thương. Bởi vậy mà chỉ một tổn thương nhỏ tại răng lợi thôi cũng khiến con người ta như “ngồi trên đống lửa”. Chúng ta cùng nhau lưu trữ những thông tin cơ bản để có cái nhìn tổng quan về tình trạng bệnh lý răng lợi hiện nay ngay bây giờ.