Bệnh viêm nha chu (hay viêm quanh răng) là một trong những bệnh lý răng miệng tiến triển rất thầm lặng. Nhiều người do không biết mức độ nghiêm trọng của bệnh nên thường chủ quan, nghĩ rằng nướu hết sưng sẽ tự khỏi. Cứ thế cho đến khi bệnh chuyển qua giai đoạn nặng thì mọi người mới “tá hỏa” ngược xuôi tìm phương pháp chữa trị nhưng không hề biết rằng một khi đã nặng thì bệnh khó mà cứu chữa. Bởi vậy mỗi người cần hiểu cặn kẽ về bệnh để sớm nhận biết được triệu chứng và có biện pháp khắc phục ngay.
Nguyên nhân chính gây viêm nha chu
Nguyên nhân chính của bệnh viêm nha chu được xác định là do xung đột giữa vi khuẩn lưu trú trong mảng bám răng và kháng thể của cơ thể với những vi khuẩn đó. Những vi khuẩn này sinh ra độc tố làm nướu sưng, tấy đỏ. Quá trình viêm nướu này sẽ phá hủy các mô nướu, làm mô nướu không liên kết chặt vào răng.
Nếu chúng ta không thường xuyên làm sạch mảng bám răng, thì sẽ dần hình thành vôi răng hay còn được gọi là cao răng. Lớp vôi răng bám quanh chân răng này sẽ gây ra rất nhiều kích ứng cho nướu, tạo ra nhiều mảng bám răng, khiến bệnh càng trở nên nặng hơn. Vôi răng không thể làm sạch bằng bàn chải đánh răng. Vì vậy theo khuyến cáo của các chuyên gia, song song với vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau bữa ăn, chúng ta cũng cần tới trung tâm nha khoa để nha sĩ giúp lấy vôi răng định kỳ.
Những nguyên nhân khác gây bệnh viêm nha chu
Như đã phân tích bên trên, nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm nha chu là do các mảng bám cao răng, nhưng chúng ta cũng không thể ngờ rằng ngoài nguyên nhân trên thì vẫn còn hàng loạt các yếu tố khác có thể góp phần làm bệnh viêm nha chu trở nên nặng và tiến triển nhanh hơn. Các nguyên nhân gồm có:
Hút thuốc
Hút thuốc lá không chỉ gây nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư, viêm phổi, tim mạch mà việc hút thuốc lá còn góp phần gia tăng khả năng mắc bệnh viêm nha chu.
Giai đoạn thai nghén và dậy thì
Trong giai đoạn thai nghén hoặc dậy thì, do sự thay đổi của hormone nên nguy cơ mắc bệnh nha chu tăng. Không chỉ như vậy, phụ nữ mang thai mắc bệnh nha chu có nguy cơ sinh non gấp 7 lần so với bà mẹ không bị viêm nha chu.
Stress
Stress cũng là một trong những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ măc bệnh. Khi bị stress, mệt mỏi khiến cơ thể giảm khả năng đề kháng với viêm nha chu.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc như thuốc ngừa thai dạng uống, thuốc chống trầm cảm, thuốc tim mạch có thể ảnh hưởng sức khỏe răng miệng và gây bệnh nha chu.
Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hệ thống miễn dịch kém kéo theo là khả năng đề kháng kém với bệnh viêm nha chu.
Dấu hiệu cơ bản của bệnh viêm nha chu
So với các bệnh răng miệng khác, viêm nha chu có thể coi là bệnh nan y nếu để nó tiến triển nặng. Một khi bệnh đã quá nặng, nha chu đã tiêu xương thì không thể phục hồi được, phẫu thuật nha chu rất tốn chi phí và thời gian. Vì vậy, cần quan sát, chú ý những bất thường về răng miệng để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu thường thấy khi bạn đã, đang hoặc nguy cơ cao mắc viêm nha chu. Các dấu hiệu có thể là:
- Hay chảy máu chân răng khi chải răng.
- Nướu sưng đỏ, dễ chảy máu.
- Vôi răng (màu vàng) đóng ở cổ răng.
- Hơi thở có mùi do mảng bám đóng lâu ngày.
- Ấn vào nướu thấy mủ chảy ra.
- Răng lung lay.
- Răng di chuyển và thưa.
Điều trị bệnh viêm nha chu như thế nào?
Ở mỗi giai đoạn tiến triển của bệnh thì phương pháp điều trị cũng sẽ khác nhau. Và tất nhiên càng để bệnh lâu thì việc điều trị càng trở lên khó và càng tốn thời gian, chi phí.
- Giai đoạn đầu: nếu chúng ta biết và điều trị ngay từ giai đoạn viêm nướu răng thì bệnh có thể được điều trị bằng cách làm sạch răng. Đôi khi chỉ cần dùng các dung dịch súc miệng có thành phần thảo dược đã giúp đánh bật các mảng bám. Nếu bệnh đã chuyển qua giai đoạn viêm nướu răng nặng, thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn phải “làm sạch đáy” hay “nạo chân răng”. Nói một cách đơn giản là làm sạch mảng bám có vi khuẩn phía dưới viền nướu. Thủ thuật này có thể phải được thực hiện nhiều lần, tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của người bệnh.
- Giai đoạn nặng: khi các túi mủ nha chu đã ăn sâu vào răng và nướu, thì nha sĩ sẽ phải giải phẫu để làm sạch hoàn toàn chân răng và loại bỏ các túi mủ nha chu. Trong một số trường hợp của bệnh viêm nha chu, khi nướu và ổ xương răng đã bị hư hoại một phần, thì phải sử dụng các kĩ thuật phẫu thuật nhất định để hỗ trợ việc tái tạo những mô này. Việc điều trị khá phức tạp, tốn kém chi phí lại dễ tái phát.
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm nha chu
Nếu các phương pháp “làm sạch đáy”, “nạo chân răng” hay “phẫu thuật lấy mủ” vừa phức tạp vừa tốn kém lại khiến ai ai cũng phải rùng mình khi nghĩ tới các phòng khám nha khoa thì biện pháp tốt nhất chính là chăm sóc, vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng mỗi ngày, không chỉ cho bản thân mà cho cả gia đình. Mỗi người hãy tập cho mình thói quen ăn uống, sinh hoạt, tập luyện điều độ, khoa học đồng thời đánh răng, chà nướu, lưỡi đúng cách và tập thói quen sử dụng nước súc miệng nha khoa để giúp đánh tan những mảng bám từ tận sâu trong các kẽ răng, khe nướu, nơi mà việc chải răng bình thường không tới được. Tuy nhiên việc chọn cho bản thân và gia đình một loại dung dịch súc miệng an toàn và hiệu quả lại là nghệ thuật mà không phải ai cũng biết. Để phòng tránh các bệnh lý răng miệng đặc biệt là viêm nha chu, cải thiện tình trạng chảy máu chân răng, sưng nướu, răng ê buốt hay nhiệt miệng, sâu răng, các chuyên gia khuyên bạn lựa chọn dung dịch nha khoa NUTRIDENTIZ.
Nutridentiz là dung dịch súc miệng đầu tiên có sự hết hợp thành phần hầu hết từ các vị dược liệu dân gian chuyên biệt trong chăm sóc bảo vệ răng miệng. Với thành phần chính là dịch chiết sáp ong trong cồn hòa cùng với dịch chiết lá trầu không, cùi quả cau và vỏ chay… tất cả như cùng hiệp lực tạo nên sức mạnh kháng khuẩn tự nhiên tuyệt vời, đẩy lùi các vi khuẩn tích tụ nơi mảng bám làm răng lợi trở nên sạch sẽ hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, các triệu chứng của viêm nha chu như chảy máu chân răng, sưng nướu, hỏi thở có mùi cũng được cải thiện rõ rệt sau một thời gian súc miệng bằng Nutridentiz. Nhờ tính chất làm săn se, nuôi dưỡng niêm mạc mà các vết thương như chảy máu nướu, lở loét miệng… dần lành lại, Nướu chắc khỏe hơn, bám chặt chân răng hơn khiến răng không còn lung lay nữa.
Cùng lắng nghe chuyên gia Nguyễn Hồng Hải đưa ra phương pháp điều trị viêm nha chu (viêm quanh răng) qua video dưới đây:
Trên đây là những điều cần biết về bệnh viêm nha chu. Bệnh viêm nha chu nếu được phát hiện, thì nên chữa trị càng sớm càng tốt. Khi thấy bất kì dấu hiệu: nướu sưng đỏ, phồng, chảy máu khi đánh răng, vôi răng màu vàng nâu bám quanh chân răng, hôi miệng,… lập tức tới ngay trung tâm nha khoa để bác sĩ khám và đừng quên lựa chọn Nutridentiz chăm sóc, vệ sinh răng miệng hằng ngày cho cả gia đình.
Mọi ý kiến thắc mắc quý độc giả có thể liên hệ hotline: 0868.926.357 để được tư vấn.