Xỉa răng sau khi ăn là thói quen phổ biến và tiện lợi của đa số người Việt Nam, từ khi còn nhỏ trẻ em đã tiếp xúc với tăm và không có người giáo dục về tác hại của việc xỉa răng nên dần dần, việc xỉa răng trở thành một thói quen, một “nét truyền thống”. Tuy nhiên việc xỉa răng thường xuyên có nhiều cái hại mà không phải ai cũng biết, trong số đó là tình trạng viêm lợi.
Tại sao xỉa răng lại gây viêm lợi và phá hủy răng lợi từng ngày?
Xỉa răng sẽ khiến kẽ răng ngày càng rộng ra
Kẽ răng rộng là nơi khu trú của nhiều hơn lượng thức ăn thừa sau bữa ăn, đây chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng và viêm lợi phát triển, phá hủy răng lợi. Lớp glucan được vi khuẩn sâu răng chuyển hóa từ đường sẽ bám lên bề mặt răng làm cho răng bị “sạn” cảm giác không sạch và đổi màu răng.
Khe răng bị rộng ra do xỉa răng là nơi khu trú của thức ăn thừa và vi khuẩn gây viêm lợi
Xỉa răng có thể gây viêm lợi (nướu), hôi miệng
Việc làm gia tăng lượng thức ăn bám vào kẽ răng trong đó có nhiều protid từ thịt, trứng… sẽ giúp vi khuẩn phát triển nhanh gây biểu hiện sưng ở lợi. Trong quá trình phát triển của vi khuẩn, một phần protid của thức ăn thừa sẽ bị phân hủy cùng với chính protid của cơ thể chúng ta dưới chân răng tạo ra mùi hôi vô cùng khó chịu, gây mất tự tin trong giao tiếp. Ngoài ra, khi lợi bị vi khuẩn tấn công gây viêm, sưng, mọng, dễ chảy máu làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn, gây trở ngại trong cuộc sống bình thường.
Xỉa răng mang vi khuẩn vào lợi (nướu) gây ra bệnh viêm lợi và viêm quanh răng
Việc sử dụng tăm cũng giúp bạn vô tình đưa nhiều vi khuẩn có hại vào trong kẽ răng, gây viêm lợi. Hơn nữa, tăm làm từ tre, gỗ có nhiều sợi gỗ nhỏ, nếu để chọc vào chân lợi có thể gây chảy máu và sưng viêm khó chịu trong nhiều ngày.
Xỉa răng thường xuyên là thói quen khó bỏ
Khi kẽ răng bạn bị rộng ra hơn do xỉa răng thì nhiều thức ăn sẽ chui lọt vào kẽ răng. Khi nhiều thức ăn vào kẽ răng thì bạn sẽ lại tiếp tục phải dùng tăm để xỉa răng. Việc kẽ răng bị rộng ra cũng nảy sinh tâm lý không cần thiết phải thay đổi thói quen cũ nên sẽ càng làm cho tình trạng răng ngày càng xấu đi.
Xỉa răng thường xuyên là thói quen khó bỏ
Giải pháp làm sạch răng là cần đánh răng, kèm với sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng để làm sạch các mảng bám, thức ăn thừa. Tuy nhiên việc sử dụng chỉ nha khoa hay nước súc miệng thay cho tăm ở Việt Nam hiện nay thấp, ngay ở các thành phố lớn chỉ 4– 5% người dân sử dụng chỉ nha khoa, các vùng nông thôn còn thấp hơn nữa, rất nhiều người dân chưa biết chỉ nha khoa như thế nào.
Ngoài nhận thức chưa đầy đủ trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng thì việc sử dụng chỉ nha khoa, có phần phức tạp kèm chi phí cao nên nhiều người vẫn còn e ngại. Để khắc phục tình trạng này tốt nhất chúng ta nên đánh răng sau mỗi bữa ăn để giảm thiểu thức ăn thừa kẹt trong răng và mảng bám trên răng đồng thời sử dụng thêm nước súc miệng để đánh bật những mảng bám ở kẽ răng- nơi bàn chải không tới được.
Không cần xỉa răng, răng lợi vẫn sạch lại không lo viêm lợi
Thói quen xỉa răng cần bỏ, vậy biện pháp nào giúp làm sạch răng thay cho xỉa răng, hãy tham khảo một số cách dưới đây:
Hạn chế thức ăn có đường và đồ uống dính: Bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm dễ nhai, ít đường, ít dính để thuận lợi trong việc loại bỏ thức ăn thừa. Nếu sử dụng các thực phẩm dính thì nên đánh răng sớm sau khi ăn xong.
Đánh răng sau khi ăn xong: Bên cạnh 2 lần đánh răng trong ngày, 30 phút sau mỗi bữa ăn bạn nên đánh răng sạch sẽ để loại bỏ hết thức ăn tồn động ở trong miệng. Sau khi ăn vặt, bạn cũng nên súc miệng thật kỹ.
Sử dụng chỉ tơ nha khoa: Chỉ tơ nha khoa là giải pháp thay thế lý tưởng cho tăm, khi mới sử dụng bạn có thể chưa quen, nhưng sau một thời gian sử dụng, bạn sẽ thấy lợi ích của việc sử dụng chỉ tơ nha khoa, cảm giác dễ chịu và cũng tiết kiệm không kém so với việc dùng tăm.
Dùng nước súc miệng: Bạn có thể sử dụng nước trắng để súc miệng, chuyển động của dòng nước qua các kẽ răng có thể loại bỏ đáng kể thức ăn còn trong kẽ. Tuy nhiên chúng tôi vẫn khuyên bạn nên sử dụng các dung dịch nha khoa súc miệng. Có điều là việc sử dụng nước súc miệng cũng cần lưu ý kỹ không sử dụng lượng quá nhiều sẽ gây kích ứng niêm mạc miệng, không nên sử dụng các nước súc miệng có chứa Clorhexidine vì có một số nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ đáng kể giữa Clorhexidine và ung thư vòm họng. Tại Nhật Bản, cơ quan quản lý đã cấm sử dụng Clorhexidine ở hàm lượng thường sử dụng trong nước súc miệng. Chính vì thế, một vài loại nước súc miệng có thành phần từ dược liệu với chất kháng khuẩn tự nhiên để giúp diệt khuẩn, thơm miệng là lựa chọn an toàn. Bạn có thể lựa chọn dung dịch nha khoa Nutridentiz bởi những ưu điểm nổi bật sau đây
- Là dung dịch nha khoa đầu tiên trên thị trường tác động toàn diện trong vấn đề chăm sóc nướu: vừa cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng nướu, vừa sát khuẩn làm sạch răng miệng.
- Sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược nên an toàn, không có tác dụng phụ, sử dụng được cho cả gia đình
- Các thành phần trong sản phẩm là sáp ong, lá trầu, quả cau, vỏ chay… đều là những vị dược liệu đều đã được đúc kết kinh nghiệm sử dụng lâu đời trong chăm sóc, bảo vệ răng nướu.
Nutridentiz bảo vệ răng lợi toàn diện không sợ viêm lợi
Cuối cùng là thăm khám và phát hiện bệnh kịp thời: Các răng hàm của bạn là nơi dễ bị sâu răng nhất do vị trí sâu ở trên bề mặt nhai, đồng thời các răng này ở vị trí sâu nên khó vệ sinh. Chính vì vậy, nếu có điều kiện, bạn nên đi thăm khám bác sỹ nha khoa định kỳ để kiểm tra các răng hàm và phát hiện kịp thời các biểu hiện xấu.
Trên đây là những tác hại khi bạn có thói quen xỉa răng thường xuyên và những biện pháp giúp bạn thay đổi thói quen xỉa răng này để giúp cho bạn tránh xa các nguy cơ về bệnh răng lợi. nếu bạn còn có những thắc mắc về tình trạng răng miệng của mình thì hãy liên hệ qua số 0868.926.357 để được tư vấn.